Xy lanh lái xe nâng nâng là gì? Đặc điểm và cấu tạo của xy lanh lái
Các bước mua hàng
- Liên hệ: 0913635131
- Cung cấp model thiết bị và phụ tùng cần mua
- Nhận bản báo giá
Cam kết
- Giá tốt nhất thị trường
- Hàng chính hãng 100%
- Đội ngũ kỹ thuật tư vấn 24/7
- Luôn hỗ trợ khách hàng kịp thời
Định nghĩa về Xy lanh lái xe nâng : Là một trong những bộ phận được đánh giá vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong xe nâng. Vậy xy lanh lái thiết bị nâng tại sao lại được đánh giá cao đến vậy, bộ phận này có những chức năng vượt trội nào. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng mình tìm hiểu nhé!
Xy lanh lái xe nâng là gì?
Xy lanh lái xe nâng là một hệ thống trên xe nâng được thiết kế với mục đích nhằm giúp cho xe được chuyển động theo sự điều khiển của người lái thông qua vô lăng. Đồng thời xy lanh lái của ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người lái và cả hàng hóa trên xe nâng.
Cấu tạo của xy lanh lái xe nâng bao gồm: Đường cấp dầu, đường xả dầu, nòng xy lanh, ty xy lanh, bộ phớt, đế xy lanh lái.
Để có thể lựa chọn được bộ xy lanh lái đáp ứng được yêu cầu làm việc khắt khe thì việc nắm rõ cách thức hoạt động của hệ thống lái, cấu tạo của xy lanh là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó cần phải tính toán công suất, tải trọng, kích thước cũng như loại xe nâng để có thể chọn được xy lanh lái phù hợp.
Kích thước và đường kính của xy lanh lái xe nâng
Kích thước hành trình và đường kính của xy lanh lái xe có thể thay đổi theo thiết kế của từng loại xe nâng khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là những thông số phổ biến được sử dụng cho xy lanh lái:
Đường kính lòng xy lanh: có ký hiệu là D, đường kính lòng có tác dụng xác định được lực tạo ra maximum dưới áp suất làm việc cho trước. Xy lanh dùng để tạo ra lực làm việc trên cả hành trình làm việc của nó.
Đường kính cán xy lanh: ký hiệu là d, đường kính cán xy lanh lái được sử dụng để lựa chọn và tính toán để đảm bảo nó chịu được tổng lực tác động lên cán mà không bị uốn cong.
Hành trình làm việc: có ký hiệu là S, là khoảng cách chạy của cán xy lanh.
Ngoài ra để xy lanh có thể hoạt động ổn định và có thể mang lại hiệu quả cao thì việc thiết lập đế xy lanh là việc làm cần thiết. Đế xy lanh lái là thiết bị được dùng để lắp ráp xy lanh và giữ cố định được xy lanh giúp chắc chắn hơn.
Thông thường đế xy lanh được làm với chất liệu bằng gang, thép, nhôm, sắt và bên cạnh đó được sơn mạ để chống các tình trạng oxi hóa, ăn mòn khi xe nâng làm việc trong môi trường khắc nghiệt.
Chức năng của xy lanh lái xe nâng
Được gắn liền với vô lăng, sự chuyển động tịnh tiến của xy lanh lái sẽ được chuyển thành những chuyển động quay ở bộ phận trục của bánh lái. Nhờ đó xy lanh lái giúp tạo ra momen dịch chuyển được bánh lái của xe nâng từ đó giúp việc chuyển hướng xe được thực hiện dễ dàng hơn. Người vận hành xe chỉ cần xoay nhẹ vô lăng đã có thể điều khiển được hướng xe di chuyển theo ý muốn của mình.
Bên cạnh đó nhờ có xy lanh lái xe nâng giúp cho hệ thống lái của xe nâng làm việc chính xác hơn có thể tiến lùi ra khi lấy hàng hóa, rẽ phải rẽ trái chính xác trong nhà xưởng theo điều khiển của lái xe.
Dấu hiệu hư hỏng của xy lanh lái xe nâng
Tay lái nặng
Khi gặp phải tính trạng tay lái nặng, việc đầu tiên cần làm đó là kiểm tra dầu và bơm trợ lực lái. Lúc đó dầu trợ lực của xe nâng có thể thấp hơn ở mức thấp hoặc là bơm trợ lực bới nguyên nhân gây ra hư hỏng như cánh bơm bị bào mòn, đường dầu đến xy lanh lái bị hở hoặc trầy xước ở bề mặt bơm.
Để xe được hoạt động ổn định và di chuyển trên đường đi nếu gặp phải tình trạng này thì cần phải kiểm tra ngay mức dầu trợ lái để đảm bảo mọi hoạt động.
Khi xảy ra tình trạng tay lái trả chậm, thì có thể thấy bơm trợ lực của xe đã hoạt động kém đi. Và khi đó áp suất cùng lưu lượng dầu qua bơm giảm khiến cho xy lanh dịch chuyển chậm khi người điều khiển đánh lái. Lúc đó xy lanh bị hở séc măng bao kín lầm dầu lọt qua khoang gây ra hiện tượng chậm trả lái.
Sau thời gian dài sử dụng thì việc độ rơ của vành tay lái khiến hệ thống của xe nâng bị đơ rơ là việc không thể tránh khỏi. Việc sử dụng lâu ngày nên khó tránh các khớp nối bị bào mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe.
Vành tay lái bị rơ
Độ rơ của vành tay lái sẽ phản ánh trực tiếp độ rơ của hệ thống lái. Hiện tượng này xảy ra do quá trình sử dụng xe trong thời gian dài, dấu hiệu điển hình đó là trong quá trình di chuyển xuất hiện những tiếng kêu bất thường ở hệ thống lái, mà tiếng kêu phát ra bởi mực dầu trợ lực xuống quá thấp hoặc bơm trợ lực hoạt động kém nên những tiếng kêu lục khục dưới gầm phát ra và điều đó sẽ làm cho bạc lái mòn hoặc bị rơ.
Chảy dầu ở xy lanh lái
Hiện tượng chảy dầu tại xy lanh lái là hiện tượng khá phổ biến. Nguyên nhân là do phớt của xy lanh rách hoặc do nước, bụi bẩn bám vào trong quá trình sử dụng thời gian dài
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhất về xy lanh lái xe nâng mà mình muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về xy lanh lái cũng như góp phần nào giúp bạn lựa chọn được bộ xy lanh lái phù hợp với thiết bị của mình. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên đừng quên để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ tại đây!
Xem thêm tại đây!